1. Hiện trạng, khảo sát địa hình khu vực gia cố
* Địa chất khu vực gia cố
Tại vị trí xử lý chống đá lăn, đá rơi, mất ổn định địa chất chủ yếu là đá vôi, xám xanh, xám trắng, phong hóa nứt nẻ từ mạnh đến trung bình. Đây là lớp có khả năng chịu tất rất tốt đối với công trình nền đường, cống và tường chắn.
* Nguyên nhân sụt trượt
Mái taluy tồn tại nhiều khe nứt gây phân chia bề mặt kết hợp với thảm thực vật phát triển mạnh gây hiện tượng thấm, áp lực nước dưới đất phát triển, dễ bị rơi lăn khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu tác động, góc dốc 80 độ, tại chân mái taluy không có hành lang an toàn, tiềm ẩn khả năng xuống nền đường ảnh hưởng đến người và phương tiện giao thông.
* Khảo sát địa hình khu vực sạt trượt
Khu vực sạt trượt được khảo sát xây dựng bình đồ bằng việc sử dụng máy bay không người lái (Unmanned Aerial Vehicle-UAV) kết hợp với camera với độ phân giải cao. Vì địa hình có tính chất nguy hiểm và phức tạp nên không thể sử dụng phương pháp dựng mia và máy toàn đạ thông thường.
Hình 1.Bình đồ khu vực khảo sát hiện trạng
Hình 2. Bình đồ khu vực khảo sát hiện trạng (tiếp theo)
2. Biện pháp gia cố bảo vệ ổn định sụt trượt
* Phương pháp thiết kế
Biện pháp xử lý chống đá lở, đá rơi và sụt trượt như sau:
- Sử dụng Rock Bolt (Đinh đá) kết hợp với lưới phủ bề mặt nhằm chống đá rơi phần trên mái dốc.
- Sử dụng tường chắn bê tông liên kết cốt cọc H thép hình kết hợp với neo trong đất loại cải tiến cho phần dưới mái dốc.
Hình 3. Đinh đá sử dụng D25.
Hình 4. Neo đất vĩnh cửu SAMJ LTF Hàn Quốc.
Hình 5. Thiết bị neo đất SAMJ LTF Hàn Quốc
* Phân tích ổn định
Việc tính toán ổn định sử dụng phần mèm Plaxis 2D phiên bản 2010 bản quyền
Hình 6. Kết quả tính toán của mái dốc.
3. Một số hình ảnh công trình trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành
Hình 7. Thi công tường chắn BTCT kết hợp với cốt cọc thép hình H.
Hình 8. Thi công neo mái dốc chân dưới.
Hình 9. Thi công mái dốc phần trên bằng đinh đá vè lưới thép bọc nhựa chống gỉ.
Hình 10. Tường chắn sau khi hoàn thành.
Dụ án khác