Lưới địa kỹ thuật 2 trục : HOCK Biaxial Geogrid

LƯỚI ĐỊA KỸ THUẬT

 🔔 Khái niệm

Lưới địa kỹ thuật sử dụng làm ốt gia cường cho nền đất có cốt là lưới địa kỹ thuật mềm Flexi Geogrid có gốc Polymer Poly-Ethylene Terephalathe, theo công nghệ dệt kim knitting, có ăng ứng suất làm việc, có tráng phủ vật liệu chống ăn mòn để bảo vệ chất lượng cốt sợi.

 

 🔔 Đặc tính

Lưới địa kỹ thuật 2 trục có sức kéo cả 2 hướng hướng dọc và hướng ngang tương đương nhau. Cũng tương tự như lưới địa kỹ thuật 1 trục, lưới địa kỹ thuật 2 trục có sức kéo còn cao hơn các loại thép có hàm lượng carbon thấp, ưu việt hơn hẳn so với các loại vật liệu gia cường truyền thống.

♦ Ứng suất lực chịu kéo của lưới tại 2% độ dãn, theo ISO 10319 của từng phương: > 45 kN/m

♦ Ứng suất lực chịu kéo của lưới tại 5% độ dãn, theo ISO 10319 của từng phương: > 100 kN/m

♦ Cường độ của lưới tại thời điển kéo đứt, theo ISO 10319 của từng phương > 1000 kN/m.

 

 

 🔔 Ứng dụng

– Ổn định nền móng, gia cố nền đất, nâng cao khả năng chịu tải, ngăn ngừa, giảm thiểu sự nứt vỡ, giạn nứt, nâng cao tuổi thọ của các loại: đường, đường cao tốc, đường sắt, sân bay, cảng container, bãi đỗ xe…

– Phù hợp cho việc gia cường nên đất yếu sau khi đã sử dụng loại lưới gia cường 1 trục xong hiệu quả chưa cao.

– Gia cường sườn dốc, chống lại sự trượt, sạt nền đường giao thông. Giúp cho cỏ mọc được ở sườn đốc và taluy giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo cảnh quan và thân thiện với môi trường.

– Phù hợp cho việc bảo vệ sườn dốc của đường, đường cao tốc, ngăn chặn đá trượt, giúp cho đường, đường sắt hoạt động ổn định.

– Tường chắn trọng lực (đập, đê – kè sông, kè biển) : Lưới được trải nằm ngang,liên kết với các tấm hoặc các khối ốp mặt ngoài nhằm chống lại các lực cắt của khối sụt trượt tiềm năng, và có thể xây các tường chắn cao tới 17 m với mái dốc đến 90 độ.

– Mái dốc: Lưới được trải thành từng lớp nằm ngang trong thân mái dốc để tăng khả năng ổn định, khống chế sụt trượt. Mặt ngoài của mái dốc có thể được neo bằng chính lưới địa kỹ thuật hoặc chắn bằng các bao tải đất hoặc thảm thực vật nhân tạo chống xói mòn bề mặt. Mái dốc xây dựng theo phương pháp này có thể đạt tới độ cao 50 m.

– Tăng ma sát trên mái dốc: Nhằm tăng ma sát của vật liệu đắp trên mái dốc có trải các lớp màng chống thấm trơn hoặc vật liệu địa kỹ thuật khác.

– Đường dẫn đầu cầu: Giống như tường chắn trọng lực, lưới được trải thành từng lớp ngang, neo giữa các tấm ốp mái ở hai mái đường dẫn đầu cầu, vừa tăng khả năng chịu tải đồng thời tiết kiệm không gian hai bên đường dẫn.

– Liên kết cọc: Sau khi đóng cọc móng, lưới được trải trên các cọc, tạo ra một giàn đỡ truyền tải trọng từ các công trình bên trên tới tất cả các cọc một cách hiệu quả, đồng thời giúp tiết kiệm được số lượng cọc sử dụng.

– Tạo lưới đỡ trên nền có nhiều hốc trống: Lưới được sử dụng phủ nền có nhiều hốc trống, phần nền đá vôi, phần nền có nhiều vật liệu khối lổn nhổn… hạn chế sụt lỗ rỗng, bảo vệ các lớp lót như màng chống thấm (ô chôn lấp rác, hồ chứa trên núi đá đồi, vùng mỏ, v.v.).

- Dùng được trong môi trường nước biển.

Tin khác